Việc lựa chọn và chuẩn bị nguồn thức ăn hợp lý có vai trò quan trọng để kiểm soát đường huyết và duy trì một lối sống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.  Trong bài viết này, Cơm Tấm Kiều Giang sẽ chỉ bạn cách nấu cơm cho người bị tiểu đường sao cho đảm bảo lượng đường huyết ổn định theo sự hướng dẫn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!

Contents

Người tiểu đường cần lượng cơm bao nhiêu?

Mặc dù gạo trắng có chỉ số GI cao và có thể gây tác động lớn đến đường huyết nhưng không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn loại bỏ cơm trắng khỏi khẩu phần ăn của mình. Khẩu phần ăn hàng ngày của bạn là 45 gram carb, bạn có thể thay thế tương đương bằng 1 chén cơm.

Theo khuyến cáo của Viện Quốc gia về Bệnh Đái tháo đường, Tiêu hoá và Bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ ½ lượng carb hàng ngày từ ngũ cốc nguyên hạt. Loại ngũ cốc này mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Giúp làm chậm tốc độ gia tăng đường huyết sau khi ăn.

Người tiểu đường cần lượng cơm bao nhiêu? 

Sự thật về gạo trắng làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường

Gạo trắng chứa nhiều tinh bột và có chỉ số đường huyết cao. Gây bất lợi cho người bệnh tiểu đường bởi có khả năng làm tăng đột ngột mức đường trong máu. Hàm lượng đường cao này không chỉ là tác nhân gây nên bệnh tiểu đường. Nó còn có thể gây tích tụ mỡ và gây béo phì.

Có đến 90% người Châu Á coi gạo trắng là thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng gạo trắng có nguy cơ gây bệnh tiểu đường cao hơn so vói đồ uống có ga. Dữ liệu được phân tích từ bốn nghiên cứu lớn liên quan đến 350.000 người trong 20 năm. Kết quả cho thấy, mỗi ngày ăn 1 bát cơm trắng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 11%.

Cách nấu cơm đảm bảo sức khỏe cho người tiểu đường

Nấu gạo kết hợp với dầu dừa để giảm lượng đường

Việc nấu gạo với dầu dừa có thể giảm lượng đường từ cơm trắng. Từ đó cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nấu gạo kết hợp với dầu dừa để giảm lượng đường

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa gạo kỹ với nước khoảng 3 lần.

Bước 2: Thêm dầu dừa vào gạo, với tỉ lệ khoảng 3% so với lượng gạo.

Bước 3: Sau khi nấu chín, để cơm trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 12 giờ. Trước khi ăn, có thể làm nóng và dùng cùng các thức ăn khác như bình thường.

Công thức nấu cơm này giúp giảm đến 50% lượng tinh bột gây hại. Việc ăn cơm nấu với dầu dừa sẽ tăng sự miễn dịch chống lại bệnh tiểu đường. Hạn chế tăng cân nhanh cho những người thường xuyên tiêu thụ lượng tinh bột lớn từ gạo trắng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách nấu và sử dụng cơm như vậy có thể gây ngộ độc nếu không tuân thủ quy trình bảo quản chính xác. Do đó, nên bảo quản cơm trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 12 giờ. Sau đó cần được làm nóng trước khi ăn.

Cân nhắc sử dụng gạo lứt thay gạo trắng

Gạo lứt là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng. Đối với người bị tiểu đường loại 2, việc ăn gạo lứt có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Khi người bệnh sử dụng gạo lứt trong khoảng 10 bữa ăn mỗi tuần và duy trì liên tục trong 8 tuần, sẽ có sự cải thiện về đường máu và chức năng nội mô. Những chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, gạo lứt cũng hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc tiểu đường loại 2. Vì giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường.

>>>>Xem thêm: Món ăn giúp an thần dễ ngủ 

Cách nấu cơm trắng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người tiểu đường

Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho người bệnh tiểu đường khi ăn cơm gạo trắng:

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đúng mức: Người bệnh có thể ước lượng bằng cách ăn ít hơn so với lượng bình thường. Sau đó, kiểm tra đường huyết sau 2 giờ ăn cơm. Nếu mức đường huyết vượt quá 10mmol/l sau khi ăn, lần ăn tiếp theo cần giảm lượng thức ăn.

Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ: Đối với người bị tiểu đường, kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ là quan trọng để tránh thừa cân và béo phì. Vì vậy nên chia nhỏ thành nhiều buổi ăn trong một ngày. Để giảm nguy cơ tăng đường huyết sau khi ăn và hạ đường huyết khi đói.

Thứ tự ăn uống hợp lý: Để tránh việc tăng đường huyết, người bệnh cần sắp xếp thứ tự ăn phù hợp. Ưu tiên ăn rau củ và canh hầm thịt trước, sau đó mới ăn cơm. Điều này giúp chất xơ có trong rau củ giảm quá trình hấp thu đường từ tinh bột. Kéo dài cảm giác no và giảm sự thèm ăn.

Cách nấu cơm trắng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người tiểu đường

Trên đây là những thông tin và hướng dẫn quan trọng về cách nấu cơm cho người tiểu đường. Dựa trên sự tư vấn từ các chuyên gia chuyên về dinh dưỡng. Theo đó có phương pháp nấu nướng phù hợp có thể giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe và duy trì một chế độ ăn lành mạnh cho người bị tiểu đường. Hãy áp dụng ngay cách này đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người người thân đang gặp phải căn bệnh này nhé!

0 0 votes
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments