Cách làm đồ chua ăn cơm tấm như thế nào? Có thể nói đồ chua trong cơm tấm như một điểm nhấn quan trọng nếu muốn món cơm được ngon hơn. Nếu như chưa biết công thức để làm cho ngon thì hãy theo dõi bài viết này Cơm Tấm Kiều Giang sẽ hướng dẫn bạn cách làm đồ chua ăn cơm tấm.
Contents
Cách làm đồ chua từ đu đủ và cà rốt
Đồ chua được làm từ cà rốt và đu đủ ăn kèm với cơm tấm là món được rất nhiều người ưa chuộng nhất là ở Nam bộ món đồ chua này còn được ăn kèm với bún thịt nướng, bún bò xào,…
Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi bắt tay vào thực hiện hãy chuẩn bị đu đủ, cà rốt và các loại gia vị quen thuộc như đường, muối, giấm,…
Cách làm đồ chua
Bào sợi đu đủ và cà rốt rồi mang đi rửa sạch, cọng nhỏ hay mỏng thì tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, khi ăn kèm với cơm thì bạn nên cắt cọng nhỏ. Khi đã cắt xong cho giấm và muối vào, xóc đều lên rồi để tầm khoảng 15 đến 20 phút vắt bớt nước đi.
Tiếp theo lấy giấm pha với đường theo tỷ lệ 1 nước ấm, ½ đường, 1 giấm rồi nếm lại xem vừa miệng không rồi gia giảm lượng đường, giấm, nước.
Cuối cùng cho hỗn hợp đã pha vào cà rốt và đu đủ đã vắt nước, sau đó đậy lại tầm 50 đến 60 phút là sử dụng được, có thể cho đồ chua vào tủ lạnh thì có thể ăn được từ 3 đến 4 tuần.
Cách làm đồ chua cà rốt và củ cải
Nếu bạn là tín đồ của củ cải thì đây quả là một món tuyệt vời.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Củ cải trắng
- Cà rốt
- Gia vị: nước, đường, mắm
Cách làm đồ chua
Cà rốt và củ cải sau khi rửa sạch đem đi gọt vỏ rồi bào thành sợi. Đường, giấm pha theo tỷ lệ 1 đường, 1 giấm, 2 nước. Lượng gia vị có thể gia giảm hoặc tăng theo lượng cà rốt và khẩu vị của bạn. Hãy chuẩn bị lượng hỗn hợp vừa đủ để đổ ngập rau củ là được. Tiếp theo cho muối vào rồi khuấy đều hỗn hợp.
Xếp cà rốt và củ cải vào lọ thủy tinh sạch, sau đó cho hỗn hợp đã pha vào sao cho ngập mặt nước. Hãy để khoảng 30 đến 40 phút là bạn có thể sử dụng món đồ chua này rồi hoặc có thể cất vào tủ lạnh dùng dần nhé.
Những lưu ý khi làm đồ chua ngon, để lâu
Chuẩn bị gia vị
- Khi làm đồ chua nên sử dụng giấm trắng đã qua chưng cất, giấm rượu gạo, giấm rượu trắng hoặc có thể là giấm táo.
- Không nên dùng muối có chất phụ gia thay vào đó là nên sử dụng muối biển chuyên để ngâm chua hoặc cho thức ăn đóng hộp. Bởi nếu muối chứa phụ gia thì hương vị của đồ chua sẽ bị thay đổi.
- Đường nên chọn đường nâu hay đường trắng đều được.
- Để đảm bảo vệ sinh nên sử dụng nước sạch, nước tinh khiết để ngâm chua còn nếu dùng nước bẩn hay nước cứng thì màu sắc và độ chua sẽ gặp vấn đề theo thời gian bảo quản.
- Bên cạnh các gia vị cần thiết đã kể trên thì bạn có thể thêm các gia vị khác sao cho hợp khẩu vị và sở thích như ớt, tiêu, hành khô, tỏi, bột ớt,…
Quá trình thực hiện
- Khi làm đồ chua chỉ nên cắt mỏng, vừa ăn không nên cắt lát quá to điều này sẽ làm cho đồ chua lâu thấm gia vị.
- Nguyên liệu xếp vào vừa phải không được xếp quá thưa hay quá dày.
- Nước ngâm chua phải nêm vừa khẩu vị của bạn do đó hãy thêm bớt gia vị sao cho phù hợp.
- Khi đã hoàn thành xong các công đoạn thì hãy đóng nắp chặt sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để thời gian sử dụng được kéo dài.
Kết luận:
Phía trên là 2 cách làm đồ chua ăn cơm tấm ăn kèm cơm tấm ngon mà Cơm Tấm Kiều Giang đã chia sẻ cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công thức làm đồ chua trong những bữa cơm của gia đình để tăng thêm hương vị.
Chỉ cần làm theo hướng dẫn phía trên chắc chắn bạn sẽ có món đồ chua thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn vệ sinh rồi đấy. Cơm Tấm Kiều Giang chúc bạn thành công.