Hiện nay cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang ngày càng căng thẳng. Và từ cuộc xung đột này chúng ta lại được nhiều người nhắc đến một tổ chức mang tên NATO. Vậy NATO là gì? Chúng có liên quan gì đến cuộc xung đột này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Contents

NATO là gì?

NATO là viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) – Đây là một liên minh quân sự với các thành viên là Mỹ và một số nước châu Âu. Do đó khối NATO còn được gọi tắt là khối Bắc Đại Tây Dương.

NATO liên kết phần lớn các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada, trở thành khối quân sự – chính trị lớn nhất thế giới.

Vì sao thành lập NATO?

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu, chúng có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập

Hiện nay, NATO gồm 30 nước thành viên. Thành viên sáng lập của NATO bao gồm:

  • Anh
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Canada
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
  • Mỹ
  • Iceland
  • Luxembourg
  • Na Uy

Đặc điểm của NATO

NATO là liên minh về chính trị và quân sự với mục tiêu đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.

Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên thế giới.

Về mặt quân sự: NATO cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp. Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp quân sự sẽ được tiến hành. Các hoạt động này được thực hiện theo điều khoản phòng thủ tập thể của hiệp ước thành lập NATO – Điều 5 của Hiệp ước Washington hoặc theo ủy quyền của Liên hợp quốc, đơn lẻ hoặc hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác.

Vì sao nhiều nước muốn trở thành thành viên NATO?

Nếu được trở thành thành viên của NATO, nước đó sẽ được tham gia với vai trò tích cực vào việc thảo luận cân nhắc các vấn đề an ninh và quốc phòng liên quan đến cả liên minh. Điều đó bao gồm từ các biện pháp chiến lược chống lại chiến tranh mạng đến các hoạt động chuyển quân trong biên giới các nước NATO để bảo vệ các thành viên của khối.

Theo quy định, các thành viên cũng phải chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng mỗi năm, mặc dù trên thực tế trong những năm gần đây rất ít thành viên làm được như vậy.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm NATO cũng như sự hình thành và một số quy tắc của tổ chức quốc tế này.

>>>> Xem thêm: Gen Z là gì?

0 0 votes
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments