Ẩm thực mỗi vùng miền sẽ mang lại cho chúng ta những cảm nhận và trải nghiệm khác nhau. Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những đặc sản cũng như dấu ấn ẩm thực riêng của mình. Ngày Tết là lúc người ta thưởng thức các món ăn truyền thống của quê mình. Những món ăn ngày Tết miền Bắc là không thể bỏ qua với người địa phương lẫn du khách.
Contents
Những món ăn ngày Tết miền Bắc: bánh chưng bánh dày
Nhắc đến ngày Tết cổ truyền chắc chắn không thể bỏ qua bánh chưng bánh dày. Đây là một món ăn gắn liền với sự tích vua Hùng và đã trở thành một món ăn mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay. Bánh chưng bánh dày được ví là kết tinh của trời đất, món ăn nhằm thể hiện tấm lòng biết ơn của con người với tạo hoá đã giúp cuộc sống họ trở nên ấm no và hạnh phúc.
Trước đây vào mỗi dịp Tết người nhà thường quây quần bên bếp lửa cùng nấu bánh. Tuy nhiên khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì chúng ta đã không thể thực hiện những việc này nữa. Tuy nhiên bánh chưng bánh dày vẫn là những đặc sản không thể thiếu dịp Tết miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Người ta thường mua về để dâng biếu lên bàn thờ tổ tiên.
Dưa hành
Dưa hành là một món ăn kèm được bóp từ dưa trộn với hành, ngâm một thời gian. Món ăn kèm này thường được ăn cùng với các loại thịt hay bánh chưng bánh dày. Món ăn này có vị chua, cay nhẹ giúp bạn đõ cảm thấy chán ngấy. Khi ăn cùng các món ăn chính khác cũng giúp nhấn mạnh thêm hương vị và giúp bạn cảm thấy đậm vị hơn.
Để chuẩn bị cho dịp Tết, phần lớn những gia đình pử miền Bắc đều tự làm món ăn kèm này. Cách làm vô cùng nhanh và dễ dàng.
Gà luộc
Trong mâm cúng giao thừa hay trong những ngày đầu năm mới thì gà luộc trở thành một món ăn vô cùng quan trọng và không thể thiếu ở miền Bắc. Nhiều người tin rằng dâng cúng gà lên đất trời sẽ mang lại nhiều may mắn và cơ hội mới.
Xem thêm: Cách làm củ kiệu đơn giản nhất ngay tại nhà
Những con gà luộc vàng ươm sẽ được chặt thành miếng nhỏ xếp quanh dĩa rất đẹp mắt. Kết hợp món ăn này cùng với một vài sợi lá chanh mỏng, hành tây thái mỏng,… ăn kèm với đĩa muối tiêu chanh tạo nên một hương vị tuyệt vời không thể quên ngày Tết.
Các món giò
Từ trước đến nay, ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu sự xuất hiện của các món giò. Một số loại giò có thể kể đến như giò lụa, giò thủ, giò hoa ngũ sắc,… Giò được gói trong các cuộn lá đẹp mắt và truyền thống. Giò có vị đậm đà với sự kết hợp của tiêu tạo nên cảm giác cay cay rất ngon.
Trên các mâm cỗ thì giò được xếp thành khoanh, từng miếng gọn gàng, đẹp mắt. Đây thực sự là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đoàn viên ngày Tết ở miền Bắc.
Thịt đông
Thịt đông được ăn vào thời tiết se lạnh ngày Tết ở miền Bắc là một sự kết hợp vô cùng độc đáo và hoàn hảo. Thịt này thường được ăn cùng với dưa hành để tăng thêm hương vị. Thịt đông thường được làm từ thịt gà hoặc thịt lợn. Người ta tẩm gia vị, thêm mộc nhĩ và nấm hương rồi ninh nhừ. Sau đó để ngoài trời cho chúng đông lại hoặc nhanh hơn là cho vào tủ lạnh để đông.
Một lớp mỡ màu trắng nhạt và mịn sẽ được tạo thành trên bề mặt khi thịt đã đông tới. Ăn món ăn này sẽ mang lại cảm giác béo ngậy và vô cùng hấp dẫn.
Nem rán
Nem rán đã không còn là món ăn quá xa lạ nữa.lón ăn đơn giản và dễ chế biến này trở thành một đặc sản ngày Tết ở miền Bắc. Nem rán bao gồm các nguyên liệu như thịt lợn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, tiêu, trứng,…. được ướp gia vị. Sau đó gói bên ngoài bởi lớp bánh đa nem rồi đem đi chiên lên giòn rụm rất ngon.
Một điều đặc biệt khiến người ta yêu thích món ăn này nằm ở nước chấm của nó. Nước chấm nem rán là sự kết hợp của nước mắm ngọt hoặc mặn, mì chính, đường, dấm, tỏi ớt,… Sự kết hợp hương vị giữa cay, mặn, ngọt, chua,… này khiến cho người ăn thích thú.
Tổng kết
Những món ăn ngày Tết miền Bắc rất đa dạng và ngon miệng. Bất cứ ai cũng mong muốn được đến Tết để được thưởng thức những đặc sản này. Đồ ăn truyền thống ngày Tết dù ở bất cứ đâu cũng sẽ được lưu truyền và giữ mãi đến sau này. Đây chính là niềm tự hào của mọi người về quê hương của mình. Các du khách khi đến thăm Việt Nam cũng có rất nhiều trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ.