Uống thuốc hạ sốt đúng cách sau khi tiêm vaccine Covid-19 như thế nào? Sau khi tiêm vaccine covid-19 thì có một phản ứng mà hầu như ai cũng mắc phải đó là sốt. Vậy, nếu bị sốt như vậy thì có được uống thuốc hạ sốt để đối phó hay không?
Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?
Hầu như các loại thuốc đều sẽ có tác dụng phụ chỉ là có mức độ khác nhau mà thôi, nhưng đừng lo vì các tác dụng phụ này cũng chỉ là tạm thời, triệu chứng thường gặp là đau,sưng đỏ vùng tiêm. Hoặc nếu tiêm vắc xin covid-19 bạn có thể sẽ bị sốt.
Thường thì các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một vài ngày hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng ví dụ là sốc phản vệ là vô cùng hiến. Khi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm 30 phút để nhân viên y tế kiểm tra lại nếu như có bất kỳ phản ứng tức thời nào.
Người tiêm nên lưu ý và làm theo các thông tin hướng dẫn của nhân viên y tế sau khi tiêm, bao gồm cả việc nên uống loại thuốc hạ sốt nào. Và để giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải.
Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trước khi tiêm không nên sử dụng thuốc hạ sốt nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, bởi vì điều này sẽ làm cho tác dụng của vắc xin bị ảnh hưởng.
Nhưng thực tế bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, paracetamol chỉ cần bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thì có thể sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, sốt, nhức đầu sau tiêm.
Khi đến điểm tiêm bạn cũng sẽ được nhân viên y tế khuyến cáo dùng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm. Để làm giảm các triệu chứng của tác dụng phụ sau tiêm vắc xin covid-19. Do đó nếu sốt trên 38.5 độ C thì có thể dùng hạ sốt nhưng cần phải tuân thủ theo liều lượng thuốc được khuyến cáo.
Bạn không được dùng quá liều thuốc bởi vì có thể gây hại cho gan và nguy hiểm. Nếu như sốt cao liên tục 39 độ C mà đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hết thì hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế.
Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm?
Thực tế vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Để kiểm soát cơn sốt sau tiêm vắc xin covid-19 làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng hay nghi ngờ có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.
Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cũng có một số kỹ thuật để bạn có thể tự chăm sóc tại nhà giúp cho cơ thể giảm nhẹ triệu chứng của phản ứng phụ sau tiêm vắc xin. Trường hợp chỉ gây ra phản ứng như đau, sưng chỗ tiêm. Thì có thể dùng khăn ướt lau sạch và mát để chườm, giúp giảm đau vùng bị tiêm hiệu quả.
Nếu cánh tay bị đau nhức muốn giảm bớt hãy vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Hành động này giúp giảm tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu như chỉ bị ớn lạnh và sốt nhẹ thì hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Lúc này hãy mặc quần áo nhẹ và thoáng mát để tránh cho cơ thể bị quá nóng.
Vắc xin Covid-19 hiện nay là hy vọng duy nhất để giúp chúng ta chiến thắng dịch bệnh, vắc xin an toàn. Và tiêm chủng sẽ giúp bạn khỏi phát triển bệnh nghiêm trọng tử vong do covid-19.
Sau khi tiêm vắc xin covid-19 thường sẽ mất đến vài tuần để cơ thể có thể xây dựng được khả năng miễn dịch để chống lại SARS-CoV-2. Do đó, nếu không cẩn thận, không tuân thủ các quy tắc, chỉ thị mà chính phủ đưa ra thì bạn vẫn có nguy cơ bị mắc covid ngay trước hoặc sau khi tiêm.
Bởi vì vắc xin vẫn chưa đủ thời gian để bảo vệ bạn, vì thế hãy tuân thủ nghiêm túc các quy định được đặt ra. Hy vọng những thông tin mà Cơm Tấm Kiều Giang cung cấp “Uống thuốc hạ sốt đúng cách sau khi tiêm vaccine COVID-19” sẽ giúp ích cho bạn.